Pages

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

CÁC PHÁI MỚI TRONG PHIÊN BẢN HIỆP KHÁCH HÀNH :3



PHÁI CỔ MỘ CỬU ÂM CHÂN KINH




- Võ học: Ngọc Nữ Tâm Kinh, Phốc Ma Cung, Thiên La Địa Võng Thức, Ngọc Phong Kim Châm.

- Môn phái liên quan: Võ Đang

Khi đệ tử phái Cổ Mộ ngẫu nhiên hành tẩu giang hồ, trên đường gặp nữ tử lẻ loi mồ côi bèn thu nạp vào môn phái, nam tử thì phải dựa vào cơ duyên mới được gia nhập. Muốn làm đệ tử phái Cổ Mộ thì cần cơ duyên trùng hợp hoặc tinh thông cơ quan, mới có thể xâm nhập vào Cổ Mộ Mật Thất được gặp đệ tử nhập môn. Ngay thẳng biểu hiện ở tâm tính, nếu có thể đạt được cảnh giới tâm trong sáng như băng tuyết, đối diện với vô số cám dỗ mà không bị lạc lối, ở trong Thạch Thất khép kín bắt chim tước, phù hợp tu hành võ học Cổ Mộ, nếu có thể đạt yêu cầu, thì mới được nhận làm đệ tử.

Một đoạn giang hồ ân oán của phái Cổ Mộ và Toàn Chân giáo: có người nói võ học và võ học đạo phái có tương sinh tương khắc, nhiều năm về trước phái Cổ Mộ cố thủ ở trong Mộ, rất ít khi ra giang hồ, sau này vì trong thời loạn thế, có phần ăn ý với người sáng lập của phái Võ Đang – Trương Tam Phong, hai bên có qua lại với nhau. Võ học của phái Cổ Mộ âm nhu, phóng khoáng linh động, có nhiều chỗ tương đồng với võ công phái Võ Đang, do đó mà Võ Đang cổ vũ môn hạ đệ tử qua phái Cổ Mộ học võ. Trưởng môn phái Cổ Mộ cũng vui mừng khi có đệ tử phái Võ Đang cùng môn nhân luyện võ, dạy dỗ nhau những điều tâm đắc.

Đệ tử Phái Cổ Mộ ngày thường giữ tâm thanh khiết giảm dục niệm, sinh trưởng trong Cổ Mộ, da thịt trắng tuyết, mỗi ngày vào thời gian nhất định được cấp thức ăn, uống Ngọc Phong Tương.

Cơ quan trong Cổ Mộ trùng trùng lớp lớp, người ngoài xâm nhập không tránh khỏi bị chết vì mệt ở bên trong.

Võ học khinh thân được luyện tập trong mật thất Cổ Mộ, dùng thân pháp né tránh di chuyển làm chính.

Khinh công độc môn, thủ pháp bắt chim tước: dựa vào bắt chim tước để luyện tập kungfu bay cao nhào thấp, khua bắt cầm nhặt, dùng dây thừng làm giường: nhẹ nhàng nhảy vút lên, ngủ ngang trên dây, đồng thời học cách nghỉ ngơi và xoay người.

Trong Cổ Mộ có lưu truyền vật báu, trong Cổ Mộ lạnh lẽo mới có thể bảo tồn được linh tính của chiếc giường Hàn Ngọc: Hàn Ngọc đã được chế tạo thời Thượng Cổ, nằm trên nó luyện tập nội công, không những luyện 1 năm bằng 10 năm mà còn có thể tâm hỏa tự thanh, tránh bị tẩu hỏa nhập ma.

Võ học Cổ Mộ có Song Tu chi pháp, chỉ dành cho thiểu số nam nữ đệ tử, “Ngoại công” cần một người sử dụng Toàn Chân Kiếm Pháp, một người sử dụng Ngọc Nữ Tố Tâm Kiếm Pháp cùng nhau luyện tập, “Nội công” cần hai người cởi bỏ y phục, cùng nhau tu tập, trợ thủ cho nhau.




PHÁI HOA SƠN CỬU ÂM CHÂN KINH





Võ học: 

Tử Hà Thần Công, Bão Nguyên Kình, Hoa Sơn Kiếm Pháp, Quân Tử Kiếm, Độc Cô Cửu Kiếm.

Hoa Sơn Phái bành trướng vô tư, thu nhận rộng rãi đệ tử đến tập kiếm. Hoa Sơn Phái trước núi Luận Kiếm Phong xây dựng 7 tầng Kiếm Phong Đài từ thấp đến cao, nhưng phàm giang hồ đệ tử đến xin gia nhập đều không hỏi xuất xứ, dùng kiếm để kiểm tra võ học, kiểm tra tâm tính. Người đến xin làm môn hạ phải một mình xông pha 7 tầng Luận Kiếm Đài, dùng kiếm luận đạo, tầng một là bái kiếm, tầng hai là tôn kiếm, tầng ba là ngự kiếm, tầng bốn là thông kiếm, tầng năm là dịch kiếm, tầng sáu là linh kiếm, tầng bảy là tâm kiếm, trải qua 7 tầng khảo nghiệm thì có thể bái sư gia nhập làm môn hạ Hoa Sơn.

Môn phái liên quan: Quân Tử Đường

Hoa Sơn Kiếm Tông đệ tử dùng kiếm xuất thần nhập hóa, tua kiếm cũng có thể hóa thành vũ khí lợi hại chế ngự kẻ địch, khi lâm chiến đột nhiên sử dụng tua kiếm, thông thường có hiệu quả khiến kẻ địch bất ngờ và giành được thắng lợi.

Hoa Sơn Khí Tông đệ tử lấy khí ngự kiếm: Hoa Sơn đệ tử vận dụng kiếm xuất thần nhập hóa, thậm chí có thể tay không cầm kiếm, toàn dựa vào chân khí của miệng để khống chế kiếm.

Hoa Sơn có mộ kiếm, chấp nhận kiếm là hồn, mỗi khi bỏ kiếm cũ đổi kiếm mới, không được tùy ý bỏ đi kiếm cũ, phải mai táng nó trong mộ kiếm, đồng thời phải khắc chữ lên bia mộ.

Đệ tử Hoa Sơn hành tẩu giang hồ cởi mở với người, đánh kiếm mà ngâm nga, kiếm trong tay đệ tử Hoa Sơn thậm chí có thể trở thành một loại nhạc cụ, cong ngón tay, dùng lực đạo khác nhau, đánh gõ vào vị trí khác nhau của thân kiếm, tấu lên thanh âm kiếm cao thấp, khi lâm trận có thể quấy nhiễu tinh thần kẻ địch.

Hoa Sơn kiếm pháp cất bước thiên hạ, được giang hồ công nhận là thiên hạ đệ nhất. Trưởng môn Hoa Sơn Phái đương nhiệm Châu Dật Tiêu nguyên là bạn thân của Tiêu Biệt Tình của Quân Tử Đường. Tiêu Biệt Tình sáng tạo Quân Tử Đường, Châu Dật Tiêu một mình gia nhập vào Hoa Sơn Phái làm môn hạ, thiên phú cực mạnh, tuy kiếm pháp hơi thua kém hơn sư đệ Yên Song Hành, nhưng vì hành sự thận trọng, khí độ bất phàm, cuối cùng đã kế nhiệm chức vị trưởng môn Hoa Sơn Phái. Thời gian đầu sáng lập của Quân Tử Đường, sau khi Châu Dật Tiêu thuyết phục đồng môn đã một mình đến Giang Nam biểu diễn Hoa Sơn kiếm pháp, tương trợ Tiêu Biệt Tình sáng tạo ra Lạc Anh Phi Hoa Kiếm.




PHÁI THẦN THỦY CUNG CỬU ÂM CHÂN KINH



Thủ Ý Hành Khí (giữ tư tưởng để tạo khí): cần phải thông qua cửa vào luồng nước, luồng nước chảy siết, bên trong nuôi dưỡng cỏ Hoan Minh, ẩn náu trong nước, chỉ có thể dựa vào chân khí trong cơ thể để đi qua, nhắm đôi mắt hoặc nhắm hờ, sau đạt đến cảnh giới tập trung tư tưởng, sẽ có vô số ảo giác xuất hiện quấy nhiễu, không được để ngoại vật quấy nhiễu, qua luồng nước là qua được ải đầu tiên.

Môn phái liên quan: Nga Mi

Thần Thủy Cung là cấm cung dưới nước do nhiều luồng nước tạo thành, chạm vào nút cơ quan sau tảng đá lớn đặc biệt ở dưới nước, sẽ xuất hiện dòng nước được lót 2 bên bằng đá phiến Đại Lý như đá ngọc trắng, từ đó bước vào cấm cung của Thần Thủy Cung và nơi ở của các đệ tử.

Thần Thủy Cung có thiên hạ đệ nhất kỳ độc – Thiên Nhất Thần Thủy, không màu không vị có thể hòa vào trong nước, uống vào ngay tức khắc xuất huyết mà chết, giết người không để lại dấu vết.

Võ học Thần Thủy Cung tự thành một hệ, có nội lực vô song được luyện thành trong nước.

Chưởng pháp Thần Thủy Cung được luyện thành từ trong nước, sức mạnh của nó cũng như “nước”, xem ra tuy nhu và yên tĩnh nhưng trên thực tế chưởng lực đó như triều cường cuộn sóng căn bản không thể bị phá vỡ, không vật gì có thể ngăn cản.

Phân Thủy Thích Pháp có nguồn gốc ở Nga My, chiêu thức độc môn tự sáng chế được sử dụng trong nước, Phân Thủy Thích cũng là độc môn vũ khí sử dụng trong nước. Cổ tay chìm xuống nước, Phân Thủy Thích thay đổi, biến hóa vô cùng, bí hiểm khó lường.




PHÁI NIỆM LA BÁ CỬU ÂM CHÂN KINH




Đệ tử Niệm La Bá mỗi năm sẽ tuần du thiên hạ, giấu tên tổ chức lễ hoa hội trong giang hồ, nam nữ thanh niên không kể xuất xứ đều có thể tham gia, nữ tử là thượng khách, tìm kiếm người tài sắc song tuyệt, nam tử là hạ khách, tìm người trí dũng, tìm kiếm người xinh đẹp nhập môn làm đệ tử, nộ bộc.

Môn phái liên quan: Đường Môn

Niệm La Bá chia thành hai nơi Minh, Ám. Chỗ Minh là Hồng lâu noãn trướng, Cung khuyết đình viện. Chỗ Ám là Vô gian địa ngục, Tà ma huyết ý. Nơi cảnh vật tuyệt đẹp có Vô Tự Ngọc Bích.

Niệm La Ma Nữ, luyện đến tuyệt đỉnh sẽ có tư thái thần tiên yểu điệu thướt tha, xinh tươi tuyệt sắc. Mọi thứ đều làm điên đảo chúng sinh, mà cũng bị ảnh hưởng của nó, dần dần sẽ lạnh lùng tuyệt tình, lòng dạ độc ác. Ma Công đại thành, nam tử đến gần đều sẽ bị khống chế, cam tâm tình nguyện làm kẻ nô bộc.

Nam đệ tử Niệm La phần nhiều đều làm Ma Nô, cam tâm tình nguyện để Ma chủ điều khiển thì mới có thể tu hành võ học.

Tất cả đệ tử Niệm La cần phải chặt đứt tất cả tình cảm, hành tẩu giang hồ rất căm ghét những kẻ tương thân tương ái, nhiều lần mai phục bè bạn nổi danh giang hồ, mà kẻ nam tử bạc tình phải trực tiếp giết hại.

Võ công Niệm La Bá vô cùng bá đạo, do đó nữ tử tu luyện cần phải lấy dương cương tinh khí nam tử làm chất dẫn, cần phải bắt được nam tử đã từng luyện võ công hút lấy tinh khí và nội lực của họ, biến thành của mình. Ma Nô tu luyện thì cần khí của Ma Chủ chuyển hóa, mới có thể tu luyện đại thành.

Người ngoài chỉ biết Ngoại tổ mẫu Đường Môn – Đường Phụng là chủ của Đường Môn nhưng không biết Đường Phụng đã từng là tôn chủ đời thứ 17 của Niệm La Bá. Bà cũng chưa từng nghĩ mình sẽ gặp một người đàn ông thay đổi cả vận mệnh của mình – con trai trưởng của Đường chủ Đường Môn – Đường Tận. Từ đó một mối nghiệt duyên đã bắt đầu, Đường Phụng vì Đường Tận mà cam tâm tình nguyện từ bỏ mọi thứ, đổi tên thành Đường Phụng, trở thành Ngoại tổ mẫu Đường Môn ngày nay, giữ quyền lớn trong Đường Môn. Nhưng Đường Môn và Niệm La Bá vẫn có mối liên hệ không thể dứt.




PHÁI HUYẾT ĐAO MÔN CỬU ÂM CHÂN KINH




- Võ học: Huyết Đao Tâm Kinh, Đồ Lục Thần Công, Huyết Đao Quyết, Địa Ngục Nhiếp Hồn

- Môn phái liên quan: Cẩm Y Vệ

Huyết Đao không dễ dàng thu nhận đệ tử, Huyết Đao trọng sát phạt, giết hàng loạt, phàm những ai muốn nhập môn sẽ nhận được Huyết đao sát phạt lệnh, trong lệnh có thể là người nổi tiếng trên giang hồ, cũng có thể là người bạn thân lẻ loi yếu đuối, trên đời không hề có người không thể giết.Những người được lệnh sau khi đã qua bước đầu tiên thì cần phải tàn sát lẫn nhau, người cuối cùng còn đứng vững thì mới được gia nhập vào Huyết Đao Môn.

Một đoạn nguồn gốc giang hồ của Huyết Đao Môn và Cẩm Y Vệ: khi Huyết Đao Môn di chuyển đến Hoa Sơn Tây Vực, có người Nhược Can không đi theo mà đến Tuyết Sơn, những người này tiếp tục phát triển trong quân đội triều đình, sau đó vì võ công cao cường, từ đó gia nhập Cẩm Y Vệ, trở thành một đội trong Cẩm Y Vệ không phân địch ta, chỉ tôn sùng thanh đao sắc bén của thánh mệnh.

Huyết Đao Môn là môn phái tập hợp các đao phủ chuyên hành hình ở các triều đại.

Đệ tử Huyết Đao Môn coi trọng sát khí, những người rèn luyện trên giang hồ thời gian dài thông thường rất ít khi trở về môn phái, nhiều năm giết hại đã nuôi dưỡng nên một loại sát khí dường như không thể phai mờ, sát khí khiến người ta khi đối địch điên cuồng như ma quỷ, liều mạng hết mình, giúp uy lực “Huyết Đao” càng thêm mạnh mẽ.

Đệ tử Huyết Đao Môn mỗi lần trở về môn phái, nếu là người dưỡng đao của môn phái sẽ vác một cỗ quan tài nhỏ, bên trong đặt một cục đá mài đao Huyết Phách, mỗi khi giết một người, tinh huyết đó chảy vào trong quan tài, hình thành âm tàn khí, mài đao có thể trở thành “Huyết Đao” khi chiến đấu có thể khiến kẻ khác khiếp sợ.

Khi môn nhân Huyết Đao chiến đấu, càng tàn ác càng dũng mãnh, đối thủ đâm một nhát lên người môn nhân Huyết Đao, môn nhân Huyết Đao có thể ngưng tụ chân khí đến chỗ vết thương, khiến máu tươi của bản thân bắn ra hóa thành mũi tên gây sát thương kẻ địch.

Huyết Đao Môn là phe tà trên giang hồ, thường độc hành trong giang hồ tìm kiếm đệ tử của các môn phái khác để tôi luyện sát tính, do đó giang hồ dường như coi Huyết Đao Môn là kẻ thù, chỉ có thiểu số môn phái vì cái lợi mà dụ dỗ họ, nhưng thường khó tránh khỏi cái chết an lành.




PHÁI ĐẠT MA CỬU ÂM CHÂN KINH




Đạt Ma Phái không tiếp đón đệ tử, không có đường lên núi, không nhận hương hỏa, trước cửa có hồ Tẩy Tâm, trên mặt hồ có xây cột đá đài sen, tên là: Tẩy Tội Đài. Tất cả môn đệ nhập môn phải ở đài này chịu hết mọi cực hình, trả lại nghiệp tiền sinh, trả nợ với trời đất, trả nợ cho phụ mẫu, trả nợ cho ân sư, trả nợ cho bằng hữu, trả nợ cho sai lầm đã qua, cuối cùng chỉ có người có khổ hạnh, ý chí kiên định mới có thể gia nhập vào Đạt Ma.

Môn phái liên quan: Thiếu Lâm

Đạt Ma cùng với Thiếu Lâm được gọi là Võ Lâm Phật Môn Song Tông

Đệ tử Đạt Ma mỗi ngày phải ở ngoài trời lộ thể tham thiền: thiền ý nhập tâm có thể khiến đệ tử chuyên tâm vào võ công, thân thể tráng kiện.

Võ học đệ tử Đạt Ma không lấy trực tiếp kỹ xảo tu tập làm chính, rất khó luyện lâu mà thành kỹ năng, cần phải lĩnh ngộ thiền ý trong võ học: Uy của võ học Đạt Ma, thường lấy sâu thâm của thiền ý để định cao thấp, thiền ý đến cảnh giới khác nhau có thể phát huy ra uy lực hoàn toàn khác nhau.

Đệ tử Đạt Ma hành tẩu giang hồ, tạo hình độc đáo, Đạt Ma Phái không thờ Phật Tổ, không thờ Bồ Tát, chỉ tôn thời Đạt Ma. Đệ tử Đạt Ma vì để biểu thị sự tôn kính thì mỗi đệ tử đều sẽ địu một bức tượng Đạt Ma tổ sư cao nửa người, gọi là bối thiền.

Đạt Ma võ học lấy khổ tu làm chính: đệ tử Đạt Ma bất kể trời mưa nắng đều để trần, trên người khắc thiền kinh chữ Phạn, luôn luôn bó buộc bản thân. Trên người khắc chữ càng nhiều thể hiện địa vị trong môn phái càng cao.

Đạt Ma Phái và Thiếu Lâm Tự vốn dĩ là tông phái chung một gốc, năm ấy Đạt Ma tổ sư truyền giáo đến Trung Nguyên, đệ tử lập nên Thiếu Lâm, từ đó Thiếu Lâm được thiên hạ tôn sùng nhờ vào Phật môn chính tông, nhưng Thiếu Lâm lại được vang danh thiên hạ nhờ vào Phật môn võ tông, lại tự biết Thiền tông chi pháp không bằng Đạt Ma Phái, nhưng Thiếu Lâm qua nhiều thế hệ chủ trì bảo thủ, không chịu để uy danh Thiếu Lâm nằm dưới Đạt Ma Phái, dần dần không chịu cùng xuất hiện với Đạt Ma Phái. Nhưng rất ít người biết, trụ trì Thiếu Lâm hiện nay Huyền Hoài đại sư, sau khi thiền ý đại thành trở về Thiếu Lâm kế thừa chức vị trụ trì, bèn bắt đầu dốc sức cho mối giao hữu giữa hai phái, vì chấp niệm này cuối cùng đã cảm hóa được cao tăng của Đạt Ma Phái, hai tông phái cũng bắt đầu thay đổi quan hệ của nhau, hóa giải ân oán.




PHÁI TRƯỜNG PHONG TIÊU CỤC CỬU ÂM CHÂN KINH




- Võ học: Thiên Long Kiếp, Bát Phong Bát Đả, Long Môn Thương Pháp, Nhạc Gia Thương Pháp, Đại Diễn Thần Thương.

- Môn phái liên quan: Cái Bang

Đã nhiều năm rồi Long Môn Tiêu Cục không thu nhận người ngoài nhập môn, trong môn phái Tiêu Sư toàn dựa vào giới thiệu lẫn nhau, đa phần là những người đã trải qua sinh sử trong con đường vận tiêu mới có thể gia nhập môn phái, ngoài ra muốn trở thành Tiêu Sư thì cần phải chiến thắng qua ải đối chiến với Tiêu Sư trong môn phái, so tài điều khiển ngựa với Kỵ Sư trong Long Môn Tiêu Cục, người chiến thắng mới được qua ải.

Nguồn gốc của Long Môn Tiêu Cục và Cái Bang: Giai đoạn sau Long Môn, đệ tử Long Môn và Cái Bang có nhiều điều trùng hợp. Long Môn Tiêu Cục Tứ Đương Gia chính là một vị trưởng lão đức cao vọng trọng của phái Tịnh Y Cái Bang. Long Môn Tiêu Cục lòng dạ nghĩa hiệp, Tiêu Thiên Phóng rất kính phục, cho người có năng lực ở Cái Bang gia nhập Long Môn Tiêu Cục, cũng có thể nói là tận tâm cho giang hồ đại nghĩa, hai là, xưa nay Long Môn Tiêu Cục toàn nhận những đồ vật hết sức quý giá, lộ trình vận tiêu tình hình phức tạp, đệ tử Cái Bang gia nhập Long Môn Tiêu Cục, có thể nhờ vào Long Môn Tiêu Cục đi vận tiêu để rèn luyện đệ tử Cái Bang, tăng thêm sự từng trải giang hồ.

Trường Phong Tiêu Cục năm xưa có công hộ vệ Minh tổ, hoàng gia ngự ban bảng hiệu là Thiên Hạ Đệ Nhất Tiêu Cục, đứng đầu liên minh tiêu đạo.

Trường Phong Tiêu Cục đứng đầu Lục Lâm, được cả giang hồ hai phe chính đạo, gian tà đều tôn kính, là đầu não của Nam Thất Bắc Lục Thập Tam tỉnh.

Trường Phong Tiêu Cục định kỳ chủ trì hội nghị anh hùng Nam Thất Bắc Lục Thập Tam tỉnh, các phái cũng xôn xao phái người đến tham gia.

Trường Phong võ học bắt nguồn từ trong quân đội, giỏi dùng trường thương trên lưng ngựa, trường thương xuất thần nhập hóa. Võ học Trường Phong có sự khác biệt với võ học truyền thống, không giỏi về chiêu thức, mà chỉ dùng lực độ chuẩn xác để giành phần thắng, đặc biệt có trận pháp tấn công địch.

Trường Phong đệ tử tinh thông kỹ năng giang hồ, giỏi nuôi dưỡng thú nuôi để truyền tin, trinh sát.

Đã nhiều năm vận tiêu đường biển, hành tiêu trên lưng lạc đà qua sa mạc, hộ tống bảo vật giang hồ, nhân tài của triều đình an toàn.

Trường Phong Tiêu Cục đã nhiều năm không chiêu mộ thu nạp người ngoài nhập môn, trong môn Tiêu sư chỉ nhờ vào giới thiệu lẫn nhau, đa phần đều là những người đã trải qua sinh tử trên đường vận tiêu mới được nhận, ngoài ra muốn trở thành Tiêu sư phải chiến đấu thắng Tiêu sư, thi đấu điều khiển ngựa với Kỵ sư trong Trường Phong Tiêu Cục, người thắng thì mới được qua ải.

Thời kỳ sau của Trường Phong, có nhiều người vừa là đệ tử Trường Phong vừa là đệ tử của Cái Bang. Trường Phong Tiêu Cục Tứ Đương Gia vẫn là trưởng lão đức cao vọng trọng Tịnh Y Phái của Cái Bang. Trường Phong Tiêu Cục có lòng hiệp nghĩa, Tiêu Thiên Phóng vô cùng kính phục, đã để cho người giỏi của Cái Bang gia nhập Trường Phong Tiêu Cục, cũng coi như là đã tận tâm vì giang hồ đại nghĩa, hai là Trường Phong Tiêu Cục trước giờ đều nhận được những vật vô cùng quý báu, con đường hành tiêu vô cùng phức tạp, đệ tử Cái Bang gia nhập Trường Phong Tiêu Cục có thể nhờ vào cơ hội hành tiêu với Trường Phong Tiêu Cục mà tôi luyện đệ tử Cái Bang, tăng thêm sự từng trải giang hồ.




PHÁI NGŨ ĐỘC GIÁO CỬU ÂM CHÂN KINH




Miêu Cương ít thu nhận đệ tử Trung Nguyên, đệ tử Trung Nguyên thì phải có khả năng phân biệt độc và biết thử sâu độc: trong mấy chục loại độc vật phải tìm ra được độc vật được chỉ định. Dựa trên những gì đệ tử Ngũ Tiên Giáo thể hiện, sâu độc sẽ được dẫn nhập vào cơ thể, trải qua những khảo nghiệm khác nhau được chia thành hai loại là luyện thể (khảo nghiệm đau đớn) và luyện thần (khảo nghiệm ảo giác). Người có tâm trí kiên định, chịu dùng Trung Tâm Cổ mới là đệ tử.

Môn phái liên quan: Cực Lạc Cốc

Ngũ Tiên Giáo ở Trung Nguyên võ lâm còn có tên gọi là Ngũ Độc Giáo, ở vùng Tây Nam Miêu Cương, trong giáo có nhiều người Miêu, cũng có khá nhiều đệ tử Trung Nguyên.

Ngũ Tiên Giáo có thiên hạ đệ nhất tuyệt mật kỳ thuật – Dưỡng Cổ Chi Thuật (thuật nuôi trùng độc), và Độc Cổ Chi Vương: Kim Tàm Cổ.

Nhiều đệ tử Ngũ Tiên lấy trùng độc nhập vào sâu độc, thanh xà, rết, bò cạp, thạch sùng, cóc, và một số ít cực phẩm sâu độc sẽ dùng thân thể để nuôi sâu độc.

Cổ thuật và độc không giống nhau, dùng hai loại cổ chính, một loại dùng với mục đích khống chế, một loại để đạt được lời hứa. Cổ độc thông thường sẽ không phát tác, người giỏi về sử dụng Cổ thuật thường là nữ lưu, thường là vừa trẻ trung vừa xinh đẹp, tính tình lại khó đoán. Cao thủ thực hành Cổ thường bao trùm Cổ trùng vào người địch thủ, sau này nội trong 7 ngày hoặc 9 ngày Cổ trùng phát tác, chết cực kỳ thảm.

Cổ nổi tiếng giang hồ: Hữu tình nhân cổ, Thừa nặc cổ, Tử mẫu cổ.

Võ học Ngũ Tiên mô phỏng theo cách trùng độc tấn công địch. Tiên pháp: Nhuyễn Hồng Thù Sách là võ công Ngũ Độc Giáo được diễn biến từ mạng nhện. Câu Pháp: Kỳ Môn Binh Nhẫn của Ngũ Độc Giáo là bắt chước theo đuôi bò cạp.

Ngũ Tiên Giáo vốn là tiểu giáo của người Miêu Nam Cương. Khi Cực Lạc Cốc Cốc chủ Đơn Thiên Minh đến du lịch Nam Cương, gặp gỡ giáo chủ Ngũ Tiên Giáo, hai người sau một lần giao đấu đã nảy sinh tình bằng hữu. Sau đó Ngũ Tiên Giáo nhờ vào sự tương trợ âm thầm của Cực Lạc Cốc, đã dần dần trở thành thế lực số một tại Nam Cương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét